Căn phòng này được trang bị một chiếc đèn thông minh có tên Skarmfri. Dựa vào màu sắc của chiếc đèn, khách sạn có thể biết bạn đã sử dụng mạng xã hội trong khoảng thời gian bao lâu. Càng dùng lâu, bạn sẽ càng phải trả nhiều tiền. Nếu không dùng, bạn hoàn toàn không mất tiền.
![]() |
Chiếc đèn thông minh định giá tiền phòng của khách. |
"Chúng tôi sử dụng chiếc đèn thông minh này với mục đích đem lại cuộc sống lành mạnh cho khách hàng thông qua việc quy đổi thời gian sử dụng mạng xã hội thành tiền mặt", Lisa Hoglund, Trưởng phòng truyền thông của Lansforsakringar, Công ty bảo hiểm hợp tác cùng khách sạn Bellora, chia sẻ.
Sau khi nhận phòng, khách hàng sẽ được yêu cầu kết nối điện thoại với chiếc đèn thông minh Skarmfri thông qua hệ thống WiFi riêng trong phòng. Từ đây, chiếc đèn sẽ thay đổi màu sắc dựa trên thời gian sử dụng mạng xã hội của bạn.
30 phút đầu tiên, đèn sẽ mang màu trắng, tức là khoảng thời gian phù hợp để dùng điện thoại giải trí, theo nghiên cứu của Hotel Design. Khi khách hàng sử dụng quá 30 phút, đèn sẽ chuyển màu đỏ. Đây là dấu hiệu cho việc bạn sẽ phải thanh toán toàn bộ tiền phòng (2.400 SEK/đêm, khoảng hơn 6 triệu đồng).
Dĩ nhiên, trong trường hợp không dùng điện thoại, các "thượng đế" sẽ được tận hưởng chuyến du lịch mà không mất phí nghỉ ngơi.
Theo Zing/Travel & Leisure
Nếu bạn đang gặp tình trạng bị nghiện Facebook như tôi, hãy tham khảo cách tôi đã cai nghiện thành công Facebook trên iPhone như thế nào nhé.
" alt=""/>Khách sạn cho ở miễn phí nếu du khách không dùng điện thoạiDưới đây là 5 chiếc xe nguy hiểm nhất mọi thời đại mà dường như nó được thiết kế dành riêng cho những kẻ thích cảm giác mạnh và… không sợ chết.
Dodge Viper
Dodge Viper là chiếc xe cuối cùng được sản xuất mà không có hệ thống kiểm soát độ bám đường lẫn hệ thống cân bằng điện tử, hai công cụ hữu ích có thể ngăn ngừa những tai nạn khi lái xe quá lạm dụng sức mạnh - đó là điều đáng sợ trong chiếc Dodge Viper gắn động cơ V10.
Không có gì ngạc nhiên khi mức tiêu hao nhiên liệu trong những mẫu xe này là rất lớn...
AC-Shelby 427 Cobra
AC-Shelby 427 Cobra cũng có cùng lý do nguy hiểm như Viper: Dư thừa sức mạnh và thiếu mạng lưới an toàn điện tử. Nhưng những chiếc xe Cobra càng nguy hiểm hơn khi sử dụng hệ thống phanh nguyên thủy, không có đai an toàn và tất nhiên không có mui. Thậm chí xe cũng không có túi khí để bảo vệ mạng sống cho người ngồi trên xe.
Tuy các bản sao của xe có phần hiện đại hơn, nhưng chiếc Cobra vẫn là một con thú khéo léo.
Những chiếc Porsche 911s cũ
Thiết kế của 911, với động cơ gắn phía sau xe là một ý tưởng tồi: Một khi phần đuôi xe liên kết lỏng lẻo, nó sẽ xoay như một con lắc. Porsche đã mất nhiều năm cố gắng giảm thiểu những nguy hiểm đó nhưng đã không thành công mãi cho đến năm 1998 với sự ra đời của hệ thống cân bằng điện tử (Porsche Stability Management - PSM) thì phần lớn vấn đề đã được cải thiện (tất nhiên, bạn vẫn có thể tắt hệ thống PSM).
911s có nhiều tay hãm, nhưng khi xe chạy quá nhanh rất có thể sẽ sớm gặp “cái chết đột ngột”. Trong khi bản gốc Turbo (930) - được biết đến bởi xu hướng trượt 2 bánh sau khi vào cua đột ngột, thì thế hệ GT2s sau này mạnh mẽ như vậy cũng phải sử dụng kỹ năng chỉ để giữ cho xe bám đường.
Những chiếc xe lắp máy xe tải của những năm 50, 60 và 70
Detroit đã phát triển những động cơ mạnh mẽ từ rất lâu trước khi họ phát triển hệ thống giảm xóc hay hệ thống phanh. Hầu hết những chiếc xe “phun ra lửa” này cho phép thay đổi hướng ở tốc độ cao, cùng với hệ thống phanh “chỉ để làm cảnh”. Khi tăng tốc, chúng đều giống như tên lửa hơn là một chiếc xe.
Con bọ Volkswagen Beetle
Người ta nói "Beetle vô tội vốn không làm tổn thương một con ruồi!". Thật vậy, trong khi một con ruồi có thể được an toàn trong chiếc Beetle thì con người lại không. Những con bọ cũ cũng có hệ thống giảm xóc treo ngược như Chevrolet Corvair, cùng với những chiếc ghế dường như được thiết kế để sẵn sàng bắn ra ngoài nếu xe bị đâm từ phía sau.
Sau khi tấn công vào mẫu xe Chevrolet Corvair, Ralph Nader tiếp tục “xử” Beetle (tìm hiểu thêm ở cuốn sách The Designed-In Dangers of the Volkswagen - Những thiết kế nguy hiểm của Volkswagen). Nhiều người thích VW hơn GM nên họ đã không chú ý đến điều này, nhưng bạn nên. Tuy vậy, Volkswagen Beetle thực sự vẫn rất… dễ thương!
(Theo autoguide/ CAND)
" alt=""/>Top 5 xe ôtô nguy hiểm nhất mọi thời đạiTheo Tổng cục Hải quan, tính đến 15-6, cả nước nhập 44.905 ô tô các loại, với tổng giá trị kim ngạch gần 1,1 tỷ USD.
![]() |
Tổng trị giá kim ngạch nhập khẩu và mức giá nhập khẩu trung bình của ô tô dưới 9 chỗ ngồi (tính đến 15-6) của năm 2015 và 2016. Đơn vị tính "nghìn USD". |
Trong đó, có 18.261 ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi, với tổng kim ngạch 308 triệu USD. So với cùng kỳ 2015, số lượng xe nguyên chiếc dưới 9 chỗ nhập khẩu chỉ tăng thêm 1.430 chiếc, nhưng trị giá kim ngạch tăng tới 103 triệu USD.
![]() |
Biểu đồ 3 thị trường có số lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu nhiều nhất. Đơn vị tính "nghìn chiếc". |
Như vậy, giá xe dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu những tháng qua có mức giá trung bình 16.900 USD/chiếc, tăng 4.400 USD/chiếc so với mức trung bình của cùng kỳ năm 2015, tương đương 35,2% (cùng kỳ năm ngoái 12.500 USD/chiếc).
Xét về thị trường nhập khẩu, Thái Lan tiếp tục là quốc gia dẫn đầu cả về số lượng và trị giá với 12.538 xe các loại, tổng kim ngạch 225 triệu USD (số liệu thông kê cập nhật hết tháng 5 của Tổng cục Hải quan-PV). Kế đến là Hàn Quốc 7.696 xe, tổng giá trị 125 triệu USD; Nhật Bản 3.071 xe, tổng giá trị gần 125 triệu USD…
![]() |
Biểu đồ mức giá nhập khẩu trung bình của 3 thị trường cao nhất. Đơn vị tính "nghìn USD". |
Tuy nhiên, xét về trị giá, xe ô tô nhập từ Nga vẫn đứng đầu với mức trung bình hơn 63.000 USD/xe (nhập tổng cộng 853 xe, trị giá 54 triệu USD); đứng thứ 2 là xe nhập từ Anh có mức giá trung bình 46.000 USD/chiếc; Nhật Bản 40.700 USD/chiếc…
Trong khi, giá ô tô nhập từ Thái Lan trung bình gần 18.000 USD/chiếc và xe Hàn Quốc có mức giá trung bình 16.200 USD/chiếc.
(Theo Hải Quan)